Bất ngờ trước những nguyên nhân gây rụng lông vùng kín

Giữ chức năng bảo vệ bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể, lông vùng kín chỉ cần có sự thay đổi bất thường, dù chỉ là nhỏ nhất cũng có thể khiến chị em lo lắng. Một trong số đó phải kể đến hiện tượng rụng lông vùng kín. Vậy nguyên nhân nào khiến lông vùng kín bị rụng? Rụng lông vùng kín có sao không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm lời giải đáp.

I. Nguyên nhân rụng lông vùng kín

Lông mu (lông vùng kín) là phần lông mọc gần gò mu trên âm hộ của nữ giới. Chúng xuất hiện khi nữ giới bước vào độ tuổi dậy.

Tương tự như tóc, lông vùng kín cũng bị rụng theo chu kỳ. Một chu kỳ rụng của lông mu thông thường là nửa năm với số lông rụng trung bình khoảng 10 - 20 sợi/ngày. Cũng trong giai đoạn này, các sợi lông mới tiếp tục được sản sinh và dần thay thế lớp bị rụng.

Đây là hiện tượng rụng theo sinh lý và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, ngoài lý do này, lông vùng kín còn có thể bị rụng do một số nguyên nhân khác nhau như:

1. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nữ giới lâm vào cảnh rụng lông mu nhiều bất thường. Rụng lông do rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở phụ nữ giai đoạn hậu sản và tiền mãn kinh.

Sau khi sinh, estrogen giảm đột ngột để tạo sự thuận lợi cho quá trình tiết sữa, việc này có thể gây ra tình trạng rụng tóc và lông hàng loạt.

Còn đối với chị em ở giai đoạn tiền mãn, hormone sinh dục nữ giảm dần khiến các nang lông dần bị hao mòn, khiến lông vùng kín bị rụng nhiều mà dần trở nên thưa thớt. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu xảy ra ở phụ nữ trẻ tuổi thì cần phải sớm kiểm tra, bởi rất có thể đây là dấu hiệu bạn đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến phụ khoa, buồng trứng…

2. Suy tuyến giáp

Theo cơ chế tự nhiên, tuyến giáp sinh ra các hormone giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hormone tuyến giáp sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nang lông. Khi lượng hormone này giảm khiến bạn bị rụng tóc trên da đầu hoặc rụng lông trên cơ thể, trong đó có cả lông mu.

Nguyên nhân này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bạn cần đặc biệt chú ý điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh ngày càng phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc như thuốc chống ung thư, thuốc trị loạn thần kinh, thuốc trị bệnh khớp nếu sử dụng trong thời gian dài cũng có thể làm rụng lông ở vùng kín.

Bởi vậy, khi sử dụng các loại thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các tác dụng phụ do nó gây ra.

4. Viêm chân lông vùng kín

Viêm chân lông vùng kín xảy ra khi bị gây hại bởi cạo, nhổ hay waxing không đảm bảo.

Khi này, tuyến dầu, tuyến mồ hôi dễ bị tắc nghẽn dưới da, ngăn cản quá trình tái tạo lông mu. Thêm vào đó, việc vệ sinh kém kèm với khí hậu ẩm ướt là những điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm nang lông phát tán nhanh chóng.  Từ đó, lông mu rụng làm thưa từng mảng lớn là điều không thể tránh khỏi.

Hãy quan sát phần gò mu của mình, nếu thấy xuất hiện những mụn nhỏ ở chân lông thì rất có thể là bị viêm chân lông.

II. Rụng lông vùng kín có sao không?

Lông mu giữ chức năng bảo vệ vùng kín tránh khỏi sự xâm hại của các loại vi khuẩn, giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ ổn định cho cơ quan sinh dục, giảm ma sát trong sinh hoạt hằng ngày.

Bởi vậy, khi phần lông này, cơ quan sinh dục chính là mất đi lớp bảo vệ từ bên ngoài và đột ngột phải chống chọi với hàng loạt các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn, tác động vật lý do cọ xát, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Khi này, vùng kín dễ dàng bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Phát triển nơi nhạy cảm nhất của cơ thể, thưa rụng hay rậm rạp của lông mu chính là dấu hiệu thể hiện của một số bệnh lý. Nếu lông mu thưa thớt, nhất là khi tình trạng rụng lông mu không rõ nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì nó “tiết lộ” nhiều vấn đề về sức khỏe của bạn.

Để tránh những biến chứng không mong muốn, khi có dấu hiệu rụng lông vùng kín bất thường, chị em cần tới ngay cơ sở uy tín thăm khám và điều trị kịp thời.

Chúc chị em luôn xinh đẹp và khỏe mạnh!